Xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi không và cần làm xét nghiệm gì ?

10/07/2023 | Thông tin y dược
Xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi không và cần làm xét nghiệm gì ?
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một loại bệnh lý miễn dịch. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi không?

Xuất huyết giảm tiểu cầu do đâu?

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ ví dụ như virus, ký sinh trùng, vi trùng,…, xâm nhập, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này.

Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu. Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.

Khi mắc xuất huyết giảm tiểu cầu người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp. Trong đa số trường hợp, người bệnh dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như: chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, tiểu máu, ói máu, xuất huyết não…
xuat huyet giam tieu cau 16887217404851245368603
Thành phần tế bào bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Các xét nghiệm để chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu?

Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm: công thức máu, phết máu ngoại biên và tủy đồ. Trong đó, xét nghiệm tủy đồ là một xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Ngoài ra bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như:

- Các xét nghiệm vi sinh: HBsAg, anti HCV, anti HIV, huyết thanh chẩn đoán H.Pylory…

- Các xét nghiệm miễn dịch: ANA, Anti DsDNA, LE cell, ANA 8 profile, TSH, FT3, FT4…

- Các xét nghiệm nếu có kèm thiếu máu: Hồng cầu lưới, sắt huyết thanh, ferritin, billirubin, haptoglobin, LDH, nghiệm pháp Coombs trực tiếp…
xuat huyet giam tieu cau 16887217404851245368603
Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ
 

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu điều trị như thế nào?

Sau khi khám và xét nghiệm nếu số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20 x 109/L hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30 x 109/L kèm xuất huyết da niêm nhiều các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị.

Các thuốc có thể được lựa chọn điều trị hàng đầu là nhóm corticoids. Khi sử dụng các thuốc này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từ liều dùng cho đến thời gian dùng thuốc. Các sác sĩ sẽ theo dõi sát và xử trí các biến chứng và tiến hành giảm liều thuốc corticoids phù hợp với tình trạng bệnh.

Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết cần cấp cứu các bác sĩ có thể lựa chọn các thuốc: Gamma globulin truyền tĩnh mạch, anti D truyền tĩnh mạch, corticoids liều cao. Tuy nhiên những thuốc này chỉ có tác dụng nâng tiểu cầu trong thời gian ngắn, số lượng tiểu cầu sẽ có thể giảm thấp trở lại sau một thời gian.

Câu hỏi mà nhiều người bệnh băn khoăn vậy, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có có chữa khỏi không?

Do bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (ói ra máu), xuất huyết dường niệu (tiểu đỏ), xuất huyết não màng não (tai biến)….Tuy nhiên tỉ lệ xuất huyết não màng não rất thấp, chỉ khoảng 0.5-1% người bệnh.

Bệnh diễn tiến khác nhau giữa người lớn và trẻ em, khoảng 70% trẻ em sẽ hồi phục tự nhiên sau 3 tháng, 20% - 30% sẽ chuyển thành dạng mạn tính. Ngược lại ở người lớn, bệnh thường diễn tiến thành mạn tính và hay tái phát nhiều lần. Như vậy, có thể nói trẻ em thường bị bệnh sau nhiễm virus và phần lớn sẽ hồi phục. Bệnh ở người lớn luôn cần phải điều trị.

Khi điều trị, nếu người bệnh kháng thuốc corticoids hoặc có quá nhiều biến chứng các phương án điều trị tiếp theo có thể được cân nhắc như: cắt lách có tỉ lệ đáp ứng tăng tiểu cầu là 70-80% và tỉ lệ giữ được đáp ứng lâu dài là 60-70%. Tuy nhiên hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy yếu, một khi nhiễm trùng thì có thể nhiễm trùng rất nặng.

Chính vì vậy trước khi cắt lách người bệnh cần được tiêm phòng và ở trẻ em được trì hoãn đến khi đứa trẻ lớn hơn 5 tuổi. Ngoài ra, hiện đã có các thuốc nhắm đích đặc biệt là các thuốc kích thích sinh tiểu cầu dạng mới được chỉ định khi người bệnh kháng với các phương pháp nêu trên.

Tóm lại: Khi có biểu hiện xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, kinh nguyệt lâu cầm thì chúng ta nên nghĩ đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu để cần đi khám xác định bệnh.

Đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cần lưu ý hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều. Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì, nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.

Và điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị vì tính chất nguy hiểm và dễ tái phát của bệnh cũng như các tác dụng phụ thường gặp của thuốc.

Tác giả bài viết: BSCKII. Nguyễn Thị Thảo

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?