Xử trí đúng khi hóc dị vật đường tiêu hóa

10/02/2023 | Thông tin y dược
Các bác sĩ xử lý hóc dị vật cho bệnh nhân
Các bác sĩ xử lý hóc dị vật cho bệnh nhân
SKĐS - Các trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa do chủ quan và cách xử trí sai cách sau khi bị hóc dị vật phổ biến. Vì vậy mọi người cần chú ý cảnh giác khi ăn uống vì nhiều dị vật sắc nhọn hay độc tố gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện 19-8 bác sĩ gặp nhiều trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa như: hóc xương cá, xương gà, răng giả, nhiệt kế, tăm tre, đinh sắt, kim khâu, viên thuốc còn nguyên cả vỏ…

Đa số các trường hợp bệnh nhân vào cấp cứu khi sau khi bị hóc dị vật không biết cách xử trí đúng, thậm chí làm theo kinh nghiệm như uống nhiều nước, ăn thêm miếng thức ăn lớn… Nhưng họ không biết rằng, chính cách làm này có thể khiến cho tình trạng nặng lên và gây khó khăn cho bác sĩ khi cứu chữa.
1

Cụ thể, mới đây khoa tiếp nhận một trường hợp là cụ ông 82 tuổi (Hoài Đức, Hà Nội). Sau ăn lẩu gà một tuần xuất hiện đau bụng từng cơn, có lúc quặn lên dữ dội, kèm theo đi ngoài có ít máu. Bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện thăm khám làm xét nghiệm, chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, nội soi đại tràng… Qua nội soi phát hiện có mảnh xương nhọn kích thước khoảng 1cm x 3cm cắm vào lòng đại tràng sigma. Sau khi bơm rửa sạch, các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật qua nội soi. Người bệnh được theo dõi sát tại bệnh viện và chụp CT ổ bụng, sau 3 ngày bệnh nhân không đau bụng, tình trạng ổn định ra viện.
Tương tự, một học sinh nam 15 tuổi ăn canh cá, sau ăn thấy vướng mắc và đau vùng cổ được đưa đến bệnh viện chụp X –quang. Kết quả hình ảnh cho thấy có dị vật cản quang và được nội soi gắp dị vật tại đoạn 1/3 trên thực quản là đoạn xương mang cá kích thước 4cmx5cm.
Hay trường hợp bệnh nhân sau uống viên thuốc quên không bóc vỏ, xuất hiện nôn ra máu vào nhập viện. Trong quá trình nội soi, bác sĩ phát hiện vết rách ở thực quản đang rỉ máu, dạ dày còn viên thuốc lẫn vỏ.
Ngoài ra, dị vật đường tiêu hóa còn gặp nhiều trường hợp là khối bã thức ăn, sau ăn hồng ngâm, măng khô, mỡ bò, thậm chí là tóc… thường ở những người lớn tuổi, thiếu men tiêu hóa.
Dấu hiệu khi mắc dị vật đường tiêu hóa:
Các dấu hiệu liên quan đến thời gian, tính chất mắc dị vật và vị trí.
Nếu dị vật ở thực quản bệnh nhân thường có các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt nghẹn, đau khi nuốt, đau sau xương ức, nôn và buồn nôn.
Ở dạ dày, đại tràng bệnh nhân thường đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Nếu mắc dị vật ở những vị trí nguy hiểm như đoạn ngang mức cung động mạch chủ, gây chảy máu, dị vật để lâu gây áp –xe, thủng hay rò sang khí quản. Dị vật có thể đâm thủng ống tiêu hóa, áp-xe hay viêm phúc mạc. Một số trường hợp gây ngộ độc như nuốt pin, nhiệt kế, ma túy…
Lời khuyên của bác sỹ: Nên chú ý khi ăn những đồ ăn khó tiêu, gỡ bỏ hết xương, khi ăn tập thói quen ăn tập trung, ăn chậm, nhai kỹ… Khi nghi hóc dị vật không nên tự lấy dị vật, cần đến ngay trung tâm y tế để được thăm khám và lựa chọn phương pháp lấy dị vật an toàn.
 

Tác giả bài viết: BSCKI Phạm Thị Việt Anh, Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện 19-8

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?