Rối loạn tiền đình có dễ đột quỵ không?

03/08/2023 | Thông tin y dược
Rối loạn tiền đình có dễ đột quỵ không?
Rối loạn tiền đình là vấn đề thường gặp ở nhiều người. Rối loạn gây các triệu chứng phổ biến là chóng mặt, mất thăng bằng… có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần.
Tuy nhiên nhiều người chủ quan coi đó là một bệnh lành tính hoàn toàn. Đây là quan điểm sai lầm có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng vì không được khám, sàng lọc, trong khi có thể do xơ vữa gây hẹp mạch máu hệ sống nền dẫn tới đột quỵ. Vậy, câu hỏi đặt ra rối loạn tiền đình có dễ đột quỵ không, khi nào cần cảnh giác với bệnh cảnh này?

Hội chứng tiền đình cấp thường biểu hiện từng cơn khởi phát nhanh với những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.

Theo thống kê năm 2015 tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 2,6 triệu lượt khám tại khoa cấp cứu vì các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và khoảng 150.000 người trong số này được chẩn đoán là hội chứng tiền đình cấp.

Tuy nhiên sau khi khảo sát lại nguyên nhân thì có tới khoảng 25% có hẹp động mạch hệ sống nền và chính những bệnh nhân này sẽ tiến triển nhồi máu não nếu không được dự phòng.

Để tránh những bỏ sót nguy hiểm này, cần phân biệt 2 loại chóng mặt, đó là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương.
hoa mat chong mat 1 1669635699519318364700
Hội chứng tiền đình cấp thường biểu hiện từng cơn khởi phát nhanh với những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.

- Rối loạn tiền đình trung ương


Chóng mặt trung ương là chóng mặt nguy hiểm trong đó có nguyên nhân xơ hẹp động mạch não có thể tiến triển thành đột quỵ. Đây là rối loạn tiền đình trung ương do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy vậy nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.

- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên


Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ, bệnh nhân chóng mặt và mất thăng băng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số mọi người hay mắc nhóm bệnh này.

Dấu hiệu rối loạn tiền đình

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn tiền đình mà người bệnh có các dấu hiệu khác nhau.

- Đối với người bệnh mắc hội chứng tiền đình ngoại vi sẽ có các biểu hiện như:


+ Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh hay ngược lại. Biểu hiện rõ nhất thường là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
+ Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng, đứng không vững; Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng.

+ Rối loạn thính giác: Ù tai. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ù tai phải đến khám sớm và điều trị tích cực. Nếu điều trị muộn bệnh để lại di chứng giảm thính lực (giảm sức nghe), hoặc điếc, có tiếng ve kêu, dế kêu.. trong tai, đặc biệt về đêm.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn; Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung (Nhãn cầu rung giật) hoặc hạ huyết áp.
benh thuong gap 16798846873971635639014
Rối loạn tiền đình đi kèm với huyết áp cao... có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.


- Đối với người bệnh mắc hội chứng tiền đình trung ương sẽ có các biểu hiện như:

+ Biểu hiện chóng mặt: Bệnh nhân thường không chóng mặt dữ dội, có cảm giác bồng bềnh như trên sóng.

+ Giảm thính lực: Ù tai, nghe kém.

+ Biểu hiện rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.

Dáng đi như người say rượu, bệnh nhân thường không đi theo một đường thẳng, hay đi hình zic zắc. Mất phối hợp động tác (bệnh nhân không thể làm chính xác động tác) và đôi khi có thay đổi giọng nói khi phát âm một số âm như âm "Ô".

Tuy nhiên, để chẩn đoán rối loạn tiền đình người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.

Ngoài những biểu hiện lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm chuyên biệt như: xét nghiệm điện, xét nghiệm xoay vòng, xét nghiệm âm ốc tai, chụp cộng hưởng MRI não (có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất).

Tóm lại: Các triệu chứng của rối loạn tiền đình không cảnh báo sự trầm trọng về bệnh lý nhưng khi nó xuất hiện kèm theo các hiện tượng: sốt cao trên 38 độ C; đau nhức đầu đột ngột; giảm hoặc mất thị lực; nói khó; mất thính giác; không thể định hướng không gian hoặc thời gian; mất ý thức; run rẩy chân tay; tê đầu ngón chân, ngón tay; chao đảo, dễ té ngã; nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, đau tức ngực,... thì cần đến gặp bác sĩ ngay vì nó cảnh báo các bệnh lý nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Với những bệnh nhân chóng mặt, đặc biệt có nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu (tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, tăng mỡ máu, bệnh nhân cao tuổi…) nếu biểu hiện chóng mặt thường xuyên hoặc bất thường thì nên được khám chuyên khoa và khảo sát mạch máu não sớm. Bởi rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, tiểu đường, huyết áp cao... có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.

Tác giả bài viết: ThS.BSCKI Lê Chi Viện

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?