Điều dưỡng Việt ngày càng có giá

22/06/2019 | Thông tin y dược
Với tuyên bố sẽ tiếp nhận khoảng 4.000 điều dưỡng Việt Nam sang học tập và làm việc, CH Czech là nước tiếp theo sau Nhật Bản và Đức mở rộng cửa đón những lao động ngành điều dưỡng đến làm việc.

Với tuyên bố sẽ tiếp nhận khoảng 4.000 điều dưỡng Việt Nam sang học tập và làm việc, CH Czech là nước tiếp theo sau Nhật Bản và Đức mở rộng cửa đón những lao động ngành điều dưỡng đến làm việc.

Thị trường rộng mở

Kể từ khi thực hiện thí điểm thành công, Nhật Bản đã tuyên bố sẽ tiếp nhận 10.000 điều dưỡng Việt Nam sang Nhật làm việc cho đến năm 2020. Trong khi đó, CHLB Đức cho biết không giới hạn số lượng tiếp nhận bởi hằng năm, Đức thiếu khoảng 11.000 điều dưỡng viên cho hệ thống y tế của mình.

Không chỉ vậy, nhiều nước châu Âu khác cũng đang trong quá trình thương thảo với phía Việt Nam để tiếp nhận điều dưỡng sang làm việc như Ba Lan, Romania, Bulgaria... Điều đó cho thấy cơ hội vô cùng rộng mở cho những bạn trẻ đang theo đuổi ngành điều dưỡng, được làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp, hưởng mức thu nhập cao và quan trọng hơn cả là được công nhận tay nghề theo chuẩn quốc tế. Bà Lieselotte Keil, Giám đốc Khối Nhân lực Tập đoàn AWO (CHLB Đức), cho biết rất ấn tượng với tay nghề điều dưỡng của các nhân viên đến từ Việt Nam. Họ có khả năng quan sát nhanh, thích nghi cao và hòa nhã trong công việc. Họ có tinh thần làm việc tập thể và chịu khó học hỏi hơn nhiều đồng nghiệp đến từ các quốc gia khác. "Tôi đã đến một phòng khám khá lớn tại TP HCM để trực tiếp xem và nói chuyện với các điều dưỡng ở đây. Họ phản ứng khá tốt với chúng tôi qua ngoại ngữ và chúng tôi thấy cách làm việc rất chuyên nghiệp của họ. Đó là lý do chúng tôi hợp tác với IET (Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á) để tiếp nhận nhiều điều dưỡng viên Việt sang làm việc cho tập đoàn" - bà Keil nói.

Điều dưỡng Việt ngày càng có giá - Ảnh 1.

Lãnh đạo Viện IET và đối tác Đức tiễn học viên điều dưỡng sang Đức học tập và làm việc

Bà Anna Hochhalter, Giám đốc nhân sự Tập đoàn Robert Bosch Krankenhaus (CHLB Đức), cũng chia sẻ về khả năng tiếp nhận hàng ngàn điều dưỡng Việt Nam sang Đức học tập và làm việc trong nhiều năm nữa. Bà Anna cho rằng tình trạng khan hiếm nhân sự trong ngành y tế ở Đức đang ở mức báo động bởi thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh, trong khi lực lượng lao động tại chỗ khan hiếm, nhân lực đến từ các nước trong khối chẳng thấm tháp gì so với nhu cầu. "Do đó, việc tiếp cận với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam là tất yếu. Chúng tôi nhận thấy các bạn trẻ Việt Nam đáp ứng đủ tiêu chí quan trọng mà chúng tôi đặt ra. Họ có chuyên môn và chứng chỉ B2 tiếng Đức trước khi đến tập đoàn chúng tôi. Điều đó cho thấy khả năng tiếp thu ngoại ngữ (tiếng Đức) của các bạn khá tốt. Đó là điều kiện quan trọng để các bạn phát huy tay nghề bên cạnh những đồng nghiệp giỏi để có sự nghiệp điều dưỡng phát triển về sau" - bà Anna chia sẻ.

Đi để trải nghiệm

Có mặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) để chia tay nhóm 4 điều dưỡng sang Đức làm việc vào đầu tháng 6 vừa qua, phóng viên có dịp nghe các bạn chia sẻ về lý do chọn nước ngoài để phát triển sự nghiệp của mình.

Bạn Đỗ Ngọc Kim Linh (Lâm Đồng) cho biết ước mơ trở thành điều dưỡng được hình thành từ lần đến thăm một bạn bị bệnh trong bệnh viện tỉnh. Khi đó, Linh thấy công việc của các điều dưỡng rất có ý nghĩa với bệnh nhân. Sau đó, Linh tìm hiểu và bắt đầu theo đuổi ước mơ. "Em muốn ra nước ngoài làm việc bởi 2 lý do, một là được học nâng cao tay nghề theo hướng chuẩn quốc tế, hai là được trải nghiệm môi trường làm việc không sử dụng tiếng Việt để phát triển tiềm lực bản thân. Và thêm nữa là em muốn có mức thu nhập khá để có thể giúp đỡ cho ba mẹ, người thân và dành vốn sau này về nước khởi nghiệp" - Linh bộc bạch.

Còn với Nguyễn Đình Hùng (Nghệ An), được sang Đức làm việc không chỉ là ước mơ của em mà còn là của bao bạn bè cùng trang lứa. Từng bị lừa khi bắt đầu thực hiện ước mơ, tiền mất, niềm tin cũng không còn nhưng em không bỏ cuộc. Trước khi lên máy bay sang Đức, Hùng nói với chúng tôi rằng sẽ làm hết mình để không phụ lòng thầy cô ở Viện IET và sẽ nỗ lực phấn đấu để được làm việc lâu dài tại Đức. Hùng cũng không giấu ý định sẽ trở về đóng góp trí lực của mình cho ngành điều dưỡng Việt Nam.

Được cấp học bổng toàn phần

Ông Nguyễn Du, Viện trưởng Viện IET, cho biết rất nhiều tập đoàn lớn của nước Đức hoạt động trong lĩnh vực y tế đã tìm đến viện của ông để ký kết các văn bản hợp tác đào tạo, bảo đảm việc làm cũng như cấp học bổng toàn phần cho các điều dưỡng Việt Nam sang Đức học tập và làm việc. "Đức là nước phát triển, họ làm việc rất quy củ và chuyên nghiệp. Vì thế, họ rất thận trọng khi hợp tác đưa điều dưỡng Việt sang nước họ làm việc. Tuy nhiên, sau một thời gian chứng minh, chúng tôi đã góp phần xây dựng hình ảnh điều dưỡng Việt có chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc không khác gì những đồng nghiệp người Đức. Tại các hội thảo chuyên môn ngành điều dưỡng ở Đức, điều dưỡng Việt được đánh giá rất cao về kiến thức lẫn kỹ năng nghề" - ông Du thông tin.

 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?