Điểm danh 5 nguyên nhân mất ngủ kéo dài phổ biến hiện nay

15/06/2023 | Thông tin y dược
Điểm danh 5 nguyên nhân mất ngủ kéo dài phổ biến hiện nay
Nhiều người thường miêu tả dù đã cố nhắm mắt nhưng không ngủ được, cứ thao thức, trằn trọc cả đêm, đây là một triệu chứng điển hình của chứng mất ngủ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân mất ngủ chính xác. Hãy cùng tìm hiểu 5 lý do điển hình khiến bạn không thể ngủ được qua nội dung bài viết sau!

5 nguyên nhân mất ngủ phổ biến người bệnh cần biết


Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, gây ra nhiều hệ lụy như khiến người bệnh buồn ngủ cả ngày, suy nghĩ phán đoán kém và chậm chạp, dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt,... Nguyên nhân gây ra tình trạng trên bao gồm:

Mất ngủ do ngoại cảnh: Tiếng ồn hay ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nhiều người thắc mắc: Tại sao lại bị mất ngủ trong khi công việc không quá bận rộn? Thủ phạm rất có thể là tiếng động từ môi trường xung quanh như tiếng xe cộ, hay công trình đang thi công, hoặc cũng có thể do ánh sáng xanh hắt ra từ chiếc điện thoại sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, thói quen sử dụng các loại thức uống chứa caffeine cũng sẽ kích thích não bộ hưng phấn, từ đó dẫn đến mất ngủ.

Mất ngủ do tuổi tác: Chu kỳ thức - ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn lão hóa, tâm sinh lý thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi. Bạn thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào ban đêm, mặc dù ban ngày có thể ngủ ít hoặc không ngủ.
1 16855228578481045211323


Mất ngủ do bị stress: Những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống khiến tâm trí bạn căng như dây đàn, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress, lúc này chắc chắn bạn sẽ khó có được một giấc ngủ ngon. Khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Mất ngủ do bệnh lý: Những người bị mắc các bệnh lý mạn tính như viêm khớp, gout, chấn thương… làm cơ thể thường xuyên đau nhức cũng khiến chất lượng giấc ngủ giảm đi rất nhiều.
 
chong mat he luy cua mat ngu1527436940


Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng não bộ từ đó gây mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trung ương serotonin. Khi cơ thể hoạt động bình thường, hormone này có tác dụng giúp điều hòa giấc ngủ. Do đó, khi xảy ra tình trạng rối loạn serotonin sẽ tác động không nhỏ tới cơ quan não bộ gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, 80% người đang mắc các chứng bệnh về tâm thần kinh (đặc biệt suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu) là những người có nguy cơ mất ngủ cao nhất.

Tác giả bài viết: Tổng hợp

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?