Bác sĩ cảnh báo biến chứng mạn tính nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường

22/06/2023 | Thông tin y dược
Bác sĩ cảnh báo biến chứng mạn tính nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường
 Biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Biến chứng xảy ra khi bệnh nhân không kiểm soát đường huyết tốt.

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính. Tỷ lệ đái tháo đường ngày càng gia tăng kéo theo nhiều biến chứng, đã trở thành gánh nặng cho y tế toàn cầu. Biến chứng đái tháo đường chia thành 2 loại: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Các biến chứng cấp tính là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê toan ceton. Biến chứng mạn tính của đái tháo đường là biến chứng về lâu dài có thể tiến triển dần, gây nên những biến cố nếu đường huyết kiểm soát không tốt.


Một trong những biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng tim mạch. Ở bệnh nhân đái tháo đường, biến chứng tim mạch do các mảng xơ vữa hình thành làm hẹp lòng mạch gây giảm dòng chảy mạch máu. Nếu hẹp xảy ra tại mạch vành gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nếu hẹp và tắc mạch não gây nhồi máu não. Trong trường hợp hẹp mạch chi gây bệnh mạch máu chi dưới.
Vì sao người đái tháo đường bị biến chứng tim mạch?
Vậy tại sao bệnh đái tháo đường lại liên quan đến tim mạch? Bệnh đái tháo đường thường đi kèm tăng huyết áp. Sự xuất hiện của “mỡ xấu” làm tăng những mảng bám trên thành mạch đã tổn thương. Bên cạnh đó tăng triglycerid cũng tăng nguy cơ hình thành xơ vữa mạch máu. Ngoài ra có những yếu tố nguy cơ làm tăng quá trình xơ vữa mạch như:

- Hút thuốc lá.
 Thừa cân béo phì.

- Lười vận động.

- Ăn nhiều chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hoà (đồ ăn sẵn, đồ chiên xào).

- Uống rượu bia.
bien chung tim mach dai thao duong 168700838946652593512
 

Phòng ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Để có một trái tim khỏe mạnh, người bệnh đái tháo đường cần thay đổi lối sống. Cụ thể người bệnh đái tháo đường nên:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi ít ngọt, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc. Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như bim bim, khoai tây chiên, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn... Uống nước lọc nhiều hơn nước ngọt và bia rượu.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý. Việc thừa cân có thể gây tăng triglycerid và đường huyết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu giảm cân có thể làm giảm lượng triglyceride.

- Tăng cường vận động để giảm sự đề kháng insulin giúp việc kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Người bệnh bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết tại nhà thường xuyên. Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30-45 phút. 

- Kiểm soát HbA1C; kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu. Cần điều trị để chỉ số mỡ máu đạt mục tiêu.

- Ngừng hút thuốc lá.

- Tránh căng thẳng trong cuộc sống. Stress, căng thẳng thúc đẩy quá trình oxy hóa và làm quá trình xơ vữa mạch nặng lên.

Dựa vào các chỉ số như cân nặng, huyết áp, mỡ máu, đường huyết, bác sĩ sẽ hiểu được các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân đái tháo đường. Và từ đó có những quyết định để đánh giá, chẩn đoán như: điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch chi dưới hoặc làm nghiệm pháp gắng sức chuyên sâu.

Tác giả bài viết: BSCKI Nguyễn Thị Thúy

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?